Thi công nhà xưởng và những điều cần biết khi tiến hành

5/5 - (1 bình chọn)

Trong xu thế phát triển chung của thế giới thì những năm trở lại đây, nền công nghiệp nước ta cũng phát triển rất mạnh mẽ. Song hành cùng sự phát triển này là nhu cầu mở rộng, xây mới và thi công nhà xưởng của các doanh nghiệp.

Về cơ bản, các bước thi công nhà xưởng không khó. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình, doanh nghiệp cần tính toán kỹ càng từ khâu thiết kế, thi công đến khi hoàn thành. Đồng thời, cũng cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi công như đơn giá thi công. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến việc thi công nhà xưởng và các bước cơ bản để thi công nhà xưởng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng

Khi thi công nhà xưởng, vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý là đơn giá thi công. Bởi nếu không tính toán kỹ càng thì doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều vấn đề về kinh phí, gây thiệt hại về kinh tế.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng, nhưng phải kể đến các yếu tố sau.

STHI-SON-HANG-HIEU
TRI-SON-SIEU-THI-SON-HANG-HIEU

1. Nhà xưởng dùng để làm gì?

Có thể coi công năng của nhà xưởng là yếu tố hàng đầu, có tính quyết định, ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Công năng của nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, phương án và loại vật liệu dùng để thi công. Tùy vào nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề như: Giải pháp nền; vật liệu chống nóng; phương án kết cấu thép; giải pháp bao che; các hạng mục khác đi kèm;…

Ví dụ như nếu làm kho chứa hàng nhẹ thì không cần yêu cầu cao. Nhưng nếu dùng để chứa các thiết bị, máy móc nặng thì yêu cầu nền xưởng cao hơn. Còn nếu nhà xưởng phục vụ sản xuất, kinh doanh thì ngoài khu vực sản xuất cần có thêm khu vực phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho cán bộ nhân viên; nhà xe; nhà kho;…

Xác định rõ mục đích sử dụng nhà xưởng

Xác định rõ mục đích sử dụng nhà xưởng

2. Quy mô nhà xưởng

Vấn đề này rất đơn giản và dễ hiểu, nếu quy mô xây dựng nhà xưởng thì đồng nghĩa với chi phí xây dựng cao. Còn nếu bạn chỉ xây một xưởng nhỏ thì hiển nhiên là chi phí xây dựng sẽ thấp hơn. Cùng một phương án, thiết kế và vật liệu, đơn giá thi công nhà xưởng nhỏ sẽ thấp hơn nhiều so với thi công xưởng lớn.

3. Thiết kế nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đơn giá thi công. Các chi tiết thiết kế như cửa thông gió; cửa chớp; mái canopy;… cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chi phí thi công.  Do đó, xây dựng nhà xưởng theo phong cách hiện đại, vật liệu mới chắc chắn sẽ có giá cao hơn so với các mẫu xưởng đơn giản và vật liệu sử dụng giá rẻ.

Thiết kế nhà xưởng cũng ảnh hưởng đến chi phí

Thiết kế nhà xưởng cũng ảnh hưởng đến chi phí

4. Thời gian thi công

Giá vật liệu thi công thường thay đổi theo thời gian bạn chọn để thi công. Thông thường, nếu thi công vào thời điểm không có nhiều công trình cần xây dựng như đầu năm thì giá vật liệu sẽ rẻ hơn. Còn nếu doanh nghiệp chọn thời điểm đang có nhiều dự án chạy tiến độ thì giá cả sẽ đắt hơn.

5. Tiến độ thi công

Tiến độ thi công cũng ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng. Thi công càng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tốt hơn.

6. Nhà thầu thi công

Trên thực tế, mỗi nhà thầu hay đơn vị thi công sẽ có những đơn giá xây dựng khác nhau. Doanh nghiệp cần cân nhắc, lựa chọn và đàm phán kỹ càng trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Đồng thời có thể tham khảo bảng giá của nhiều bên dựa trên một số tiêu chí như chất lượng công trình; năng lực nhà thầu;… Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.

Chọn nhà thầu uy tín sẽ giúp đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất

Chọn nhà thầu uy tín sẽ giúp đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất

Quy trình thiết kế thi công nhà xưởng

Trước khi tiến hành thi công và xây dựng thì việc cần làm đầu tiên là lên bản vẽ thiết kế. Bản thiết kế sẽ giúp quá trình thông diễn ra thuận lợi. Đồng thời, đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình.

Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế nhà xưởng

Khi thiết kế nhà xưởng, đơn vị thiết kế cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Thuận tiện trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị để phục vụ cho quá trình sử dụng về sau.
  • Đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định về diện tích; kích thước; chiều cao không gian; cấu tạo mặt bằng; diện tích khu sản xuất;….
  • Đảm bảo các điều kiện như thông thoáng, cao ráo, tận dụng được nhiều ánh sáng,…
  • Khả năng cách âm, cách rung tốt; tránh âm thanh, tiếng ồn lọt từ ngoài vào gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
  • Đảm bảo độ bền và chắc chắn để có thể chịu được tác động trong quá trình làm việc.
  • Thiết kế cách nhiệt tốt để đảm bảo mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Quy trình cơ bản thiết kế nhà xưởng

Quy trình này gồm 2 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Thiết kế bản vẽ tổng quan ban đầu

Bản vẽ tổng quan sẽ giúp doanh nghiệp hình dung rõ hơn về công trình. Tuy nhiên, trước khi thiết kế cần chuẩn bị những thứ sau: Mô tả tổng quát về toàn bộ công trình; các phương án về máy móc, thiết bị, công nghệ; các phương án liên quan đến công trình khác.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ thì bắt đầu tiến hành vẽ mặt chính của công trình; phương án kiến trúc; thiết kế kết cấu chính và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

  • Bước 2: Thiết kế bản vẽ để thi công

Sau khi hoàn thành bản vẽ tổng quan thì cần tiến hành thiết kế bản vẽ để thi công. Để thực hiện được việc này cần: Xây dựng bản thuyết minh thiết kế; các bản vẽ thiết kế chi tiết; dự toán công trình; các tài liệu liên quan.

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng

6 Bước cơ bản thi công nhà xưởng

Để hoàn thành công trình đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng thì cần phải có một bản kế hoạch bài bản về quá trình thi công. Về cơ bản, quá trình thi công nhà xưởng sẽ gồm 5 bước như sau.

1. Thi công nền móng

  • San lấp đất nền: Đây là việc đầu tiên khi tiến hành thi công nhà xưởng. Tùy theo tình trạng của nền đất, nhà thầu sẽ san lấp nền sao cho phù hợp với bản vẽ kỹ thuật.
  • Định vị tim trục: Các vị trí móng cột sẽ dựa theo cột này để thi công. Chính vì thế đây là công tác rất quan trọng.
  • Đào móng hàng rào: Đa phần các nhà xưởng thường có hàng rào rất dài. Do đó, phần móng hàng rào cần được tính toán và thi công thật kiên cố.
  • Thi công móng và đà kiềng: Tiến hành thi công móng dựa theo tim trục đã định vị. Phần móng này có thể móng đơn hoặc móng cọc; vật liệu thi công là bê tông cốt thép. Bước này, người ta sẽ chôn sẽ các bu lông trong móng để sau này ghép với cột thép.
  • Lu lèn đất nền: Nền đất sau khi được san lấp sẽ tiến hành lu lèn cho đúng độ chặt.
  • Lu nền đá: Thông thường nền nhà xưởng đều là bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt. Chiều dày lớp đá này sẽ được quy định trong bản thiết kế.
  • Thi công nền xưởng: Tiến hành dựng cốt thép và đổ bê tông cho nền. Sau khi đổ bê tông cần tiến hành công tác bảo dưỡng đúng quy định để tránh nứt sàn và thấm dột trên sàn.

San lấp đất nền

San lấp đất nền

Thi công móng

Thi công móng

2. Thi công khung thép

Hiện nay, phần khung nhà xưởng thường được thi công bằng khung thép. Các khung thép này sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng rồi mới được dùng để lắp ghép cho nhà xưởng. Cách lắp ghép khung thép như sau:

  • Lắp dựng khung thép: Các bộ phận của khu thép sẽ được kết nối với nhau bằng bu lông. Vì khung thép rất to và nặng nên phải dùng cẩu nâng để lắp ghép.
  • Lắp xà gồ và cáp giằng: Hệ thống giằng sẽ cố định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ có công dụng tăng cường tính ổn định của khung thép và nâng đỡ tấm lợp.

Dựng khung thép cho xưởng

Dựng khung thép cho xưởng

3. Thi công vỏ bao che

Vỏ bao che gồm có tường gạch; mái tôn;… các bước tiền hành gồm:

  • Xây tường bao
  • Lợp mái tôn hoặc loại vật liệu khác theo yêu cầu của thiết kế.

Thi công phần mái che

Thi công phần mái che

4. Thi công hạ tầng

Hạ tầng nhà xưởng rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến sự vận hành về sau. Các hạ tầng cơ bản cho nhà xưởng sẽ bao gồm: đường giao thông; ống cấp thoát nước;…. Các công việc cần làm là: lắp đặt ống nước; lu nền đường; lu đá nền đường; bảo dưỡng bê tông nền đường và cắt ron chống nứt.

Hoàn thành phần hạ tầng

Hoàn thành phần hạ tầng

5. Thi công hệ thống kỹ thuật

Khi thi công nhà xưởng thì hệ thống kỹ thuật là phần không thể bỏ qua. Hệ thống này sẽ bao gồm các hệ thống như: phòng cháy chữa cháy; thông tin liên lạc; điện nước; hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất;…

Lắp đặt phần kỹ thuật

Lắp đặt phần kỹ thuật

6. Hoàn thiện

Đây là khâu cuối cùng trong quá trình thi công nhà xưởng. Ở bước này cần phải làm các việc sau:

  • Kẻ vạch: giúp phân làn giao thông, hàng hóa trong xưởng
  • Đóng trần thạch cho khu nhà văn phòng
  • Trang trí khu vực xung quanh nhà xưởng như trồng cây xanh, hoa cỏ
  • Tiến hành vệ sinh toàn bộ nhà xưởng trước khi bàn giao

Thực hiện các công đoạn hoàn thiện công trình trước khi bàn giao

Thực hiện các công đoạn hoàn thiện công trình trước khi bàn giao

Như vậy, để thi công nhà xưởng được thuận lợi thì doanh nghiệp và đơn vị cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ những vấn đề cần xem xét trước khi thi công như gia thi công; bản thiết kế công trình cho đến các công tác khác trong khi thi công. Chính vì thế, doanh nghiệp cũng như nhà thầu cần có những tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo được chất lượng công trình với chi phí phù hợp nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN VÀ CHỐNG THẤM TRÍ SƠN
Địa chỉ: STH24. Lô 20,21,22 Đường số 4 , KĐT Hà Quang 2 ,TP Nha Trang
Điện thoại: 0258 3 818 515 – 0905 818 515 – 0946 818 515
Email: info@TriSon.vn
Website: https://sonnuocnhatrang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
0905818515
Trí Sơn xin chào!. Bạn cần hỗ trợ gì?
0905818515