Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika là một trong những phương pháp chống thấm hiệu quả nhất hiện nay. Vậy có những yêu cầu nào khi thực hiện chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika? Cách thi công Sika chống thấm sàn vệ sinh thế nào là chuẩn và hiệu quả nhất? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
Xem thêm: Đánh giá chi tiết 8 sản phẩm Sika chống thấm tốt nhất hiện nay
Nguyên nhân nhà vệ sinh bị nứt nẻ, thấm dột
Nội dung bài viết
Có thể thấy, hiện tượng tường, sàn nhà vệ sinh bị nứt nẻ, thấm dột không còn xa lạ với nhiều người. Tình trạng này là do việc không áp dụng phương pháp chống thấm đúng cách, thi công sai kỹ thuật hay dùng vật liệu chống thấm chưa tốt gây nên. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Đường ống nước trong nhà vệ sinh bị rò rỉ, đặc biệt là công trình có đường ống âm tường, nước sẽ dễ ngấm vào tường, sàn gây thấm dột.
- Các hoạt động trong nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước.
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều nên các công trình cũng chịu tác động từ thời tiết.
- Chưa xử lý chống thấm triệt để hoặc thi công nhưng không có hiệu quả cao.
- Thi công sai kỹ thuật, cẩu thả.
Chống thấm sàn vệ sinh bằng Sika 107 có tốt không?
Chống thấm sàn nhà vệ sinh có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dùng Sika 107 để thi công chống thấm được coi là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay. Khi sử dụng loại vật liệu này, hiệu quả chống thấm sẽ được nâng lên mức triệt để. Nó có thể ứng dụng trong:
- Chống thấm tường nhà vệ sinh
- Chống thấm ở chân tường toilet
- Chống thấm sàn nhà vệ sinh
- Chống thấm khu vực ống thoát sàn nhà vệ sinh.
Những yêu cầu bề mặt trước khi thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh
Để đảm bảo quá trình chống thấm thuận lợi cùng hiệu quả cao thì đảm bảo những yêu cầu sau:
- Di dời hết các chướng ngại vật trên mặt sàn như rác bẩn, ván khuôn, gỗ, sắt thép, nước đọng,….
- Xử lý các khuyết tật trên bề mặt sàn nếu có để lớp chống thấm phát huy hiệu quả.
- Thực hiện đục, cắt, mài các râu thép thừa trên mặt sàn bê tông để cho mặt sàn sâu tối thiểu 2cm so với bề mặt bê tông.
- Định vị trước đường ống thoát thước, cấp, hoppj kỹ thuật,…..
Các bước thi chống Sika chống thấm sàn vệ sinh chuẩn và tốt nhất
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Các vật liệu cần chuẩn bị gồm:
- Chất kết nối gốc nhựa Epoxy 2 thành phần Sikadur 732.
- Hóa chất trám khe nối, khe nứt, cổ ống gốc Polyurethane 1 thành phần của Sikaflex Construction.
- Hóa chất quét lót lớp trám khe Sika Primer 3
- Màng chống thấm Bitume Polymer cải tiến 1 thành phần, gốc nước Sikaproof Membran
- Phụ gia chống thấm trộn vữa bê tông Sika Latex
- Ngoài ra cần chuẩn bị thêm các thiết bị, máy móc để thực hiện thi công chống thấm.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công
Với những công trình mới hoàn thiện thi công phần thô thì cần dọn dẹp các chướng ngại vật trên mặt sàn chống thấm. Những hoạt động này thường khá đơn giản và nhanh chóng. Do đó, khuyến khích người dùng nên thi công chống thấm ngay từ khi mới xây.
Còn những công trình cũ hoặc đã hoàn thiện thi công một thời gian thì tùy từng mức độ công trình mà đánh giá xem có nên bóc lớp gạch nền không. Cùng với đó là tháo dỡ các thiết bị vệ sinh đã lắp đặt và làm sạch bề mặt sàn thi công theo quy định.
Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm
- Nếu nhà vệ sinh đã lắp sẵn đường ống nước thì cần đục mặt trên của lớp bê tông xung quanh ống, tạo thành miệng hố khoảng 10x10mm. Sau đó đổ lớp vữa trộn bê tông không co ngót Sikagrout 214 -11 vào trong.
Trường hợp nhà vệ sinh chưa lắp ống nước thì chỉ cần phủ một lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên trên bề mặt bê tông đã làm sạch. Sau đó đổ thêm lớp vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 quanh đường ống khi lớp kết nối bề mặt vẫn đang dính.
- Tiếp đến quét lớp Sika Primer 3 lên bề mặt rãnh ống nhựa.
- Thực hiện thi công chất chống kết dính bê tông lên mặt đáy nằm ngang từng khe rãnh
- Bơm hóa chất SikaFlex Construction để trám cổ ống vào rãnh.
- Quét lớp lót bằng cách pha loãng Sikaproof Membrane cùng nước sạch rồi dùng máy hoặc chổi quét đều dung dịch lên bề mặt bê tông độ dày từ 0.2 – 0.3kg/m2. Khi nào khô hoàn toàn mới quét lớp thứ . Trung bình từ 2 – 3 lớp lót là đủ.
- Trộn vữa Sika Latex và quét phủ lên lớp Sikaproof Membrane, độ dày lớp quét là 1 – 2mm.
- Sau cùng phủ thêm lớp vữa chống thấm Sika lên bề mặt khi lớp kết nối vẫn còn ẩm.
- Ngâm nước mặt sàn khoảng 24h để thử trước khi trang trí, lắp đặt các thiết bị vệ sinh khác.
Bước 4: Hoàn thành
Sau khi đã hoàn thành công đoạn chống thấm thì có thể tiến hành các bước tiếp theo để trang trí mặt sàn và lắp đặt các thiết bị vệ sinh.
Bước 5: Trám khe gạch bằng Sika Tile Grout
Chuẩn bị bột Sika Tile Grout rồi trộn đều với nước đến khi có độ sánh mịn, không bị lợn cơn. Sau đó dùng chổi, bàn chải để trám dung dịch lên các khe gạch. Sau cùng thì dùng miếng bọt biển để lau khô lại bề mặt gạch là được.
Trên đây là các bước dùng sika chống thấm sàn vệ sinh chuẩn và hiệu quả nhất. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN VÀ CHỐNG THẤM TRÍ SƠN
Địa chỉ: STH24. Lô 20,21,22 Đường số 4 , KĐT Hà Quang 2 ,TP Nha Trang
Điện thoại: 0258 3 818 515 – 0905 818 515 – 0946 818 515
Email: info@TriSon.vn
Website: https://sonnuocnhatrang.com