Biện Pháp Chống Thấm Chân Tường Nào Hiệu Quả

Bình chọn post

Chân tường bị ẩm, bị thấm nước do nhà xây không có hoặc tôn nền cao hơn giằng móng bê tông cách ẩm. Tường giáp ranh giữa hai nhà không chú trọng chống thấm ngay từ đầu, hay chống thấm không đúng cách.
Bạn cần 1 giải pháp chống thấm ngược chân tường triệt để và bền lâu? Hãy cùng Trí Sơn phân tích các giải pháp chống thấm chân tường thường được sử dụng để tìm ra giải pháp phù hợp à hiệu quả với bạn nhất:

1. Phương án chống thấm chân tường bằng cách ốp gạch, đá trang trí:

Đây là giải pháp rất nhiều gia chủ chọn lựa bởi họ nghĩ chỉ cần ốp đá cao 1-2 mét quanh chân tường thì sẽ không bị thấm nữa. Nhưng thực sự đây không phải là biện pháp chống thấm Trí Sơn đánh giá cao về tính hiệu quả bởi hơi ẩm bị đá chặn lại sẽ đẩy ngược lên trên và tiếp tục phá hỏng các đoạn tường bị hở.

biện pháp chống thấm chân tường

2. Phương án dùng giấy dán tường để chống thấm chân tường :

Phương án này tưởng chừng như đơn giản hiệu quả, ít tốn chi phí và mang lại tính thẩm mỹ, tuy nhiên đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, hơi ẩm vẫn tích tụ bên trong tạo thành nấm mốc gây nên mùi hôi khó chịu ảnh hưởng tới không gian sống của cả gia đình.

STHI-SON-HANG-HIEU
TRI-SON-SIEU-THI-SON-HANG-HIEU

biện pháp chống thấm chân tường

3. Phương án đục chân tường rồi sử dụng vữa rót tự chảy:

So với hai phương pháp trên thì phương pháp này được coi là khả thi bởi thợ sẽ đục chân tường sâu 20 – 30 cm rồi rót vữa tự chảy vữa rót tự chảy Sika GROUT (hoặc AC GROUT) để tạo ra “giằng móng bê tông mới” ngăn hơi ẩm trở lại. Phương pháp này bền tuy nhiên do sản phẩm sử dụng là dạng vữa co ngót nên theo một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng phần kết cấu tường phía trên bị sụt gây nứt tường, ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà.

biện pháp chống thấm chân tường

4. Phương án đục lớp vữa trát sát chân tường

Phương án đục lớp vữa trát sát chân tường quét 1 lớp chất chống thấm gốc xi măng và trát lại  bằng hỗn hợp vữa đã pha trộn phụ gia chống thấm (Sika latex, CCP latex HC, CT11B, Aqua Con Seal…….) :
Đây là phương án dễ thực hiện không ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà nhưng chưa thực sự triệt để bởi tường trát vẫn có khả năng hút ẩm giúp hơi nước xâm nhập vào các mao mạch dẫn ngược lên trên khiến cho hiện tượng tái thấm sẽ trở lại.

Đến đây chắc hẳn người đọc sẽ đặt ra câu hỏi đâu mới là cách xử lý chân tường bị ẩm, bị thấm nước triệt để, độ bền cao? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các nước tiên tiến như Anh, Úc, Mỹ…. họ làm cách nào để xử lý trường hợp này nhé.

“Bơm hóa chất vào chân tường” đó là tên gọi ngắn gọn cho cả hai giải pháp này.

“Bơm hóa chất vào chân tường” là gì? Nó có bền không?

Bơm hóa chất vào chân tường là việc sử dụng dung dịch chống thấm đặc biệt với cơ chế phản ứng tạo thành Silic cách ẩm, cách nước xử lý chân tường bị thấm, xử lý nhanh, không cần đục phá nhiều và chống thấm – chống ẩm chân tường gần như tuyệt đối. Đây là phương pháp có độ bền rất cao ít nhất là 20 năm.

Vật liệu mà các chuyên gia nước ngoài sử dụng đó chính là sản phẩm Water Seal DPC dạng lỏng và dạng keo.

Trường hợp chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC dạng thẩm thấu tinh thể lỏng:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Với phương pháp này thì nguyên vật liệu gồm có:

  • Máy khoan bê tông
  • Máy thổi bụi
  • Bình phun nước và nước sạch.
  • Xi lanh dẫn dung dịch
  • Bình đựng nước sạch
  • Vữa chống thấm gốc xi măng tinh thể thẩm thấu
  • Và một thành phần không thể thiếu đó là dung dịch chống thấm Water Seal DPC

Bước 2: Đục bỏ toàn bộ lớp vữa ở phần chân tường ( diện tích đục tùy theo độ thấm chân tường thông thường đục tính từ mặt sàn lên khoảng 30 – 40 cm)

Bước 3: Dùng máy khoan khoan nghiêng một góc 45 độ và cách cốt nền khoảng 15-20cm. Với tường 10 chỉ cần khoan một hàng mỗi mũi cách nhau 10-12cm và độ sâu của mũi khoan là 11 cm.
Với tường 20 cần phải khoan hai hàng, hàng đầu tiên khoan nghiêng ở hàng gạch thứ hai tính từ dưới nền lên và độ sâu của mũi khoan là 11cm, hàng hai khoan ở hàng gạch thứ ba vẫn nghiêng 45 độ nhưng độ sâu của mũi khoan không phải là 11cm như trước mà sẽ là 23-24 cm.

Chú ý: Khoan thật chậm sao cho gạch không bị thủng tránh tình trạng vữa rót bị chảy hết ra ngoài khi rót.

Bước 4: Sau khi khoan xong dùng máy thổi sạch hết bụi bẩn và các tạp chất có trong lỗ khoan. Phun 1 ít nước và đặt ống dẫn dung dịch vào từng lỗ khoan, dùng vữa chống thấm gốc xi măng bịt kín miệng lỗ khoan với thân ống để dung dịch không bị chảy ra ngoài.

Bước 5: Lắc đều can dung dịch Water Seal DPC sau đó đổ vào bình đựng nước đã được chuẩn bị trước đó để có thể dễ dàng rót trực tiếp vào các lỗ khoan.

Lưu ý cũng như khoan tường việc rót dung dịch chống thấm không thể làm nhanh và ẩu được. Việc này sẽ phải được làm từ từ liên tục 6-8 lần mỗi lần khoảng 20 – 25 ml và cách nhau khoảng 1 giờ để dung dịch có thể thấm sâu nhất vào các mao mạch phản ứng Silicate tạo gel để ngăn hơi ẩm.

Định mức của Water Seal DPC đối với tường gạch đôi là 2,5 – 3 lít / 1 mét dài và 1,5 lít / mét dài đối với tường gạch đơn.

Bước 6: Sau khi rót hóa chất Water Seal DPC xong cần quan sát thật kỹ nếu thấy phần chân ẩm thì tức là đã đạt yêu cầu, lúc này mạch bắt đầu no hóa chất, ta tiến hành tháo toàn bộ xy lanh. Nếu thấy mạch nào con khô ta cần tiếp tục khoan để rót chống thấm cho đến khi thấy phần chân ẩm thì dừng.

Bước 7: Tiếp tục trộn vữa chống thấm xi măng theo tỷ lệ ghi trên bao bì sau đó trát hoàn thiện lại toàn bộ chân tường.

Bước 8: Trộn hỗn hợp theo tỷ lệ 1 lít Water seal DPC + 10 lít nước + xi măng, cát vừa đủ thành dạng sệt quét phủ lên chỗ trát ở bước 7 từ 2 đến 3 lớp để khô thi công sơn lót chống kiềm trong nhà và sơn phủ hoàn thiện như bình thường.

Trường hợp chống thấm chân tường bằng phương pháp bơm chất keo Water Seal Cream vào mạch

So với phương án chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC dạng thẩm thấu tinh thể lỏng thì sử dụng keo chống thấm Water Seal chi phí sẽ cao hơn tuy nhiên thi công lại tương đối dễ dàng, chủ nhà có thể mua về tự làm được theo hướng dẫn dưới đây

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu gồm có:

  • Máy khoan bê tông
  • Máy thổi bụi
  • Súng bắn keo
  • Hóa chất tinh thể thẩm thấu gốc xi măng
  • Và keo chống thấm Water seal Cream một dạng tinh thể thẩm thấu thấm sâu vào bê tông , vữa, gạch phản ứng Silic tạo thành Gel bịt kín các lỗ mao rỗng ngăn ngừa nước và hơi ẩm.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng của tường.

Nếu tường còn chắc thì không cần phải đục bỏ, chỉ cần khoan và bơm hóa chất thẳng vào lỗ khoan

Nếu tường bị phồng rộp bong tróc thì phải tiến hành đục tẩy toàn bộ lớp vữa ở phần chân tường ( diện tích đục tùy theo độ thấm chân tường thông thường đục tính từ mặt sàn lên khoảng 30 – 40 cm)

Bước 3: Dùng máy khoan, khoan các lỗ cách nhau 10 – 12 cm. Tuy nhiên với phương pháp này không cần khoan nghiêng mà chỉ cần khoan thẳng vào mạch gạch. Với tường đơn khoan sâu 8 cm, tường đôi khoan sâu 18 cm. Chiều cao điểm khoan tính từ cốt nền lên là 15 cm.

Lưu ý: Cũng giống như trường hợp trên, chúng ta cần phải tiến hành khoan thật chậm sao cho gạch không bị thủng

Bước 4: Sau khi khoan xong dùng máy thổi sạch hết bụi bẩn và các tạp chất có trong lỗ khoan. Dùng súng bắn keo gắn tuýp chống thấm dạng Cream vào rồi bơm từ từ vào các lỗ khoan.
>> Định mức sử dụng với tường đơn 1 tuýp bơm được 2,5 mét dài, tường đôi 1 tuýp keo chống thấm Water seal sử dụng được 1,2 mét dài.

Bước 5: Để khô tường rồi tiến hành sơn lót và sơn phủ trang trí bình thường

Note:

Hai phương pháp này đều tác dụng như nhau, đều có độ bền lên đến 30-40 năm chỉ khác ở chỗ chống thấm chân tường bằng dung dịch thẩm thấu không màu Water Seal giá thành nguyên vật liệu sẽ rẻ hơn nhưng chủ nhà không thể tự làm mà phải thuê thợ thi công chống thấm chuyên nghiệp và mất thêm khoản chi phí cho nhân công. Còn nếu chống thấm ngược chân tường bằng keo chống thấm Water Seal chủ nhà có thể hoàn toàn tự làm được tuy nhiên giá vật liệu lại cao.
Thấm ngược chân tường là “căn bệnh” không phải khó chữa nhưng nếu tìm không đúng “thuốc” và chữa không dứt điểm thì sẽ rất dễ bị tái lại. Một khi đã bị tái thấm trở lại thì cách chữa trị cũng như chi phí sẽ đội lên rất nhiều. Vì vậy chủ nhà nên dành thời gian tìm hiểu để chọn ra biện pháp chống thấm phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình trước khi đưa ra quyết định.

 

chống thấm tường nhà mới

Đến ngay Trí Sơn để được tư vấn giải pháp

Đội ngũ chống thấm chuyên nghiệp, bài bản

Sản phẩm chất lượng chính hãng

Xử lý nhanh gọn, triệt để

Cam kết bảo hành công trình

Gọi ngay Hotline để được tư vấn và báo giá!

chống thấm tường nhà mới


CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN VÀ CHỐNG THẤM TRÍ SƠN

Công ty cổ phần Sơn và chống thấm Trí Sơn đã hoạt động với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chống thấm và hóa chất xây dựng chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Chuyên cung cấp các dịch vụ: tư vấn, thiết kế,thi công chống thấm các công trình dân dụng và công nghiệp; tư vấn, giám sát, cung cấp ứng dụng hệ thống vật liệu chống thấm và hóa chất xây dựng cho nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới.

Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ đến thông tin dưới đây:
Địa chỉ: STH24. Lô 20,21,22 Đường số 4 – KĐT Hà Quang 2 – TP Nha Trang
Email: info@TriSon.vn
Website: htps://TriSon.vn
Hỗ trợ 24/7: 0258 3 818 515 – 0905 818 515 – 0946 818 515

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.