7 cách chống dột mái tôn hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Chống dột mái tôn là nhu cầu rất phổ biến tại các công trình mái nhà xưởng, nhà kho, nhà máy… Mái tôn bị dột do nhiều nguyên nhân và nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là vào mùa mưa. Làm thế nào để khắc phục chống dột mái tôn hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Cách-chống-dột-mái-tôn-hiệu-quả

Nguyên nhân mái tôn bị dột

Tôn lợp mái là vật liệu đã và đang được rất nhiều gia đình, chủ đầu tư lựa chọn cho nhà dân dụng, công xưởng… Ưu điểm của loại vật liệu này là thi công nhanh chóng, dễ dàng, giá thành lại phải chăng.

Sau thời gian sử dụng, do tác động của các yếu tố từ môi trường, mái tôn khó tránh được thấm dột. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mái tôn mới làm đã bị dột nước. Nguyên nhân gây chính gây nên tình trạng này phải kể đến như:

STHI-SON-HANG-HIEU
TRI-SON-SIEU-THI-SON-HANG-HIEU
  • Sử dụng tôn kém chất lượng dẫn đến nhanh chóng bị hư hại gây thấm dột
  • Quá trình lắp đặt không đúng quy cách, kỹ thuật thi công kém
  • Axit trong nước mưa ăn mòn tôn dần dần, lâu ngày xuất hiện các lỗ thủng
  • Nước mưa thấm vào những lốt đinh vít trên mái tôn, lâu ngày dẫn đến ăn mòn, han gỉ và xảy ra thấm dột
  • Lỗ đinh vít tôn bị hở, nước mưa thấm vào bên trong
  • Tôn bị xước, lâu ngày nước mưa ăn mòn vết xước dẫn tới thủng dột
  • Mái hư hỏng do có vật rơi vào, do gió bão, thiên tai làm tốc, thủng
  • Do tràn sóng điểm tiếp giáp nối tôn gây thấm dột
  • Dột giữa điểm tiếp giáp của mái tôn 2 nhà cạnh nhau.

Cách kiểm tra mái tôn bị dột

Khi mái tôn có dấu hiệu bị dột, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân để có hướng xử lý cụ thể. Để xác định mái tôn có bị dột hay không, bạn có thể dùng mắt thường để quan sát hoặc dùng vòi nước để kiểm tra.

  • Quan sát bằng mắt thường
  • Bạn hãy leo lên mái tôn, đi một vòng quanh và quan sát. Chỗ nào có hiện tượng gỉ sét, bật đinh hoặc mục nát thì khoanh vị trí đó lại.
  • Bằng việc quan sát vào 2 thời điểm: mưa và nắng to, bạn có thể đánh giá tổng quan tình trạng mái tôn. Xác định các tấm tôn còn sử dụng được không, các điểm bắn đinh thế nào.
  • Dùng vòi nước
  • Từ điểm có độ dốc cao nhất trên mái, bạn đổ hoặc phun nước lên. Cho chảy nhiều để giống mưa lâu từ trên xuống. Ở bên dưới, bạn quan sát toàn bộ các điểm. Chỗ nào bị dột nước là chỗ cần phải xử lý, đánh dấu lại để thuận tiện cho việc chống thấm về sau.
  • Nên đếm từ trên xuống, từ trái qua phải theo xà đón và lỗ đinh để xác định vị trí, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp.
  • Phun nước ngược lại để phát hiện những khe tiếp giáp bị hở hoặc bị nước chui vào khi gió ngược.

Giải pháp chống dột mái tôn triệt để 100%

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng dột mà sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là những giải pháp chống dột mái tôn hiệu quả nhất, trong đó có một số giải pháp đơn giản, gia chủ có thể tự thực hiện để tiết kiệm chi phí. Những cách phức tạp hoặc thấm dột nặng, nên liên hệ với đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để xử lý.

Thay thế đinh vít rỉ sét, gia cố đinh vít bị lỏng – Phương pháp chống dột mái tôn rẻ

Sau thời gian sử dụng, do thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa và chịu các tác động ngoại lực làm đinh vít có thể bị rỉ sét hoặc nới lỏng. Nước mưa sẽ len lỏi qua các hốc vít này gây thấm dột bên trong.

Do đó, gia chủ cần thường xuyên kiểm tra hệ thống đinh vít mái tống. Với những đinh vít đã bị rỉ sét cần thay mới ngay, với đinh vít bị lỏng cần gia cố vặn chặt lại để tạo sự chắc chắn đồng thời hạn chế thấm dột

Nếu các lỗ đinh vít vị rộng, nên bắn keo hoặc dùng miếng dán chống dột để bịt kín khe hở.

Lưu ý, khi thay đinh vít mới, bạn nên tháo từng chiếc một ra và bắn vít mới vào ngay. Việc tháo đồng loạt sẽ làm mái tôn không vững chắc dẫn đến quá trình bắn vít có thể bị lệch, làm giảm hiệu quả chống thấm dột.

Chống-dột-mái-tôn-hiệu-quả

Cách chống dột mái tôn bị thủng

Mái tôn bị thủng thường là do dị vật rơi từ trên cao xuống, gia chủ có thể xử lý chống dột bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Với lỗ thủng, đường rách nhỏ: dùng keo silicon hoặc xi măng đắp lại. Nếu lỗ thủng không to hơn vít lạnh, bạn có thể bắn vít lạnh vào lỗ thủng trước khi bơm keo.
  • Với lỗ thủng lớn: hãy lấy một miếng tôn khác có kích thước rộng hơn lỗ thủng khoảng 10cm về mỗi phía. Làm sạch bề mặt khu vực cần chống thấm và dùng keo dán định bị miếng tôn vào vị trí thủng.

Chống dột mái tôn bị nước mưa ăn mòn

Nếu trong nước mưa có chứa axit sẽ khiến mái tôn bị ăn mòn, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xuất hiện các lỗ thủng gây thấm dột.

Giải pháp xử lý hiệu quả nhất chống dột mái tôn trong trường hợp này là vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái tôn, dùng sơn dầu để quét hoặc phun lên bề mặt giúp bảo vệ mái tôn không bị ăn mòn.

Lưu ý, cách làm này chỉ áp dụng cho mái tôn chưa bị thủng lỗ. Nếu mái tôn bị rỉ nặng, thủng,…bạn nên xử lý các lỗ thủng rồi mới quét sơn chống dột mái tôn để đảm bảo hiệu quả chống thấm được lâu dài.

Cách chống dột mái tôn ở vị trí tiếp giáp

Khe tiếp giáp là các điểm gác tôn lên nhau, các vị trí này rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Đặc biệt, sau khoảng thời gian sử dụng lâu dài, vị trí tiếp giáp tôn thường bị mục nát hoặc giãn rộng.

  • Nếu bị hở và không rỉ sét: dùng keo silicon gắn hai mép tấm tôn trên và dưới lại. Đặt gạch đè lên cho keo dính và khô hoàn toàn. Sau đó bỏ gạch xuống để tránh vô tình làm rơi xuống dưới gây nguy hiểm.
  • Nếu bị hở và rỉ sét: dùng 1 tấm tôn mới có bề rộng khoảng 1m đặt chồng lên vị trí tiếp giáp rồi dùng đinh vít và keo cố định lại nhằm che đi phần bị mục ro rỉ sét đi. Cuối cùng là lấp khe hở như trường hợp trên.

Chống dột mái tôn ở vị trí khe tường

Nếu dột tại phần mái tôn tiếp giáp với khe tường thì gia chủ có thể xử lý chống dột mái tôn bằng một số biện pháp sau:

  • Dùng hồ vữa xi măng để đắp kín vị trí khe hở để nước mưa không chảy vào
  • Dùng băng keo chống thấm chuyên dụng cho mái tôn để dán lên vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và khe tường
  • Dùng tôn lá khổ 500cm và đinh vít để gia cố vị trí khe tiếp giáp, cách làm này vừa giúp chống thấm vừa đảm bảo độ chắc chắn và an toàn.

Chống  dột mái tôn bị gãy sóng hoặc đọng nước

Dưới sự tác động của ngoại lực có thể khiến mái tôn bị gãy sóng gây đọng nước và thấm dột. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm đứt gãy mái tôn. Do đó, khi phát hiện bạn cần xử lý khắc phục ngay.

Quy trình xử lý chống dột máu tôn gãy sóng hoặc đọng nước như sau:

Tại vị trí sóng tôn bị gãy, sử dụng đinh vít khoan vào sóng nổi rồi dùng dây kẽm cột vào và kéo từ từ để đưa những chỗ bị biến dạng, gấp khúc về trạng thái ban đầu.

  • Nếu vị trí bị gãy và có dấu hiệu thấm dột cần thực hiện tiếp các biện pháp chống thấm.
  • Hạn chế tối đa việc dẫm đạp lên vị trí tôn bị gãy vì có thể khiến nó bị biến dạng nặng hơn.

Nguồn: Chống thấm Nha Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
0905818515
Trí Sơn xin chào!. Bạn cần hỗ trợ gì?
0905818515